Ad Code

The Victorian Style: Những biến chuyển trong thiết kế (Phần 2)

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Thời kỳ này cũng được ghi dấu bằng những cuộc ý kiến tranh luận trái chiều trong lịch sử thiết kế, điều có thể ít nhiều được lột tả bằng sự phát triển của giấy dán tường, vải vóc mang họa tiết hoa cỏ.

Cách thức trang trí trong hình ảnh trên có mang tên gọi “chintz”, có nguồn gốc trong tiếng Ấn Độ (छींट, chīṁṭ) có nghĩa là “được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết”. Đối với nghiều nhà thiết kế, cách thức trang trí này thể hiện sự lạm dụng quá mức vào các hình thái thực vật tự nhiên và phụ thuộc vào nước ngoài trong việc sản xuất do thiếu kỹ thuật trong nước.

Và nhằm giải quyết vấn đề này, một phong trào cải cách, dẫn đầu bởi Augustus Pugin, Henry Cole, William Dyce và Owen Jones đã ủng hộ cách tiếp cận trừu tượng hình học hơn trong thiết kế. Ví dụ, Owen Jones lấy cảm hứng từ những thiết kế Hồi giáo, như những đồ trang trí được khảm ở cung điện Alhambra, miền Nam Tây Ban Nha.

Các nhà thiết kế đã có được một bài học lớn từ phong trào, ví dụ như tầm quan trong của sự cách điệu, nhịp điệu (rhythm) và tính đối xứng (symetry) trong thiết kế, điều mà giờ ta gặp rất nhiều trong đồ họa đương đại.

Bên cạnh đó, phong cách thời kỳ Victoria còn đặc trưng hóa bởi typography, những tiến bộ mới trong in ấn và nhiếp ảnh.

Trong thời kỳ Victoria, song hành cùng với sự nổi lên của poster, typography, yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta cảm nhận một thời đại, cũng được phát triển với nhiều thiết kế typeface và thiết kế chữ (lettering) lấy cảm hứng từ các mẫu chữ và bản thảo minh họa thời Trung cổ và Phục hưng, được trang trí kỹ lưỡng, công phu, mang hình dạng đường cong, lượn sóng, ... Việc sử dụng nhiều lớp màu, thêm vào đường viền và họa tiết trang trí, hoặc tạo khổi, đổ bóng, chuyển màu trong con chữ … đã trở thành phong cách thống trị của thời kỳ, khơi gợi sự phấn khích, hào nhoáng trong thời đại mà những vật phẩm xa hoa, các món đồ xa xỉ có thể tiếp cận được với lớp người không thuộc giới quý tộc.

Reference:

Wikipedia, Victorian architecture

Wikipedia, Victorian decorative arts

Johanna Fenander, Retro graphics, Sendpoint publishing co., 2019

Graphic Design History, The Victorian Era

Thông tin đội ngũ:

Biên soạn: Nguyễn Anh Vũ
Hình ảnh: National Gallery, 19th Century American Trade 
Chỉ đạo nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work

Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code