Ad Code

Art Nouveau, Lý tưởng và Thành tựu (Phần 2)

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

"Xin chào các bạn! Ở phần đầu của chuỗi bài về Art Nouveau - Nghệ thuật mới, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái quát về lịch sử của phong trào. Còn trong phần này, blank sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về lý tưởng của các nghệ sĩ, nhà thiết kế phong cách Art Nouveau và các thành tựu mà họ đã đạt được. Mời các bạn đón đọc!"

Như đã tìm hiểu ở phần trước, chúng ta biết rằng Art Nouveau không chỉ ứng dụng trong nghệ thuật trang trí, đồ họa và kiến trúc, mà còn ở nhiều loại hình khác nhau như thiết kế và sản xuất sản các sản phẩm thủy tinh, kim loại, gốm, … Và ngoài tên gọi Art Nouveau (Nghệ thuật mới), phong trào còn có các tên gọi khác như Glasgow hoặc Modern Style (Phong cách Hiện đại) tại Anh, hay Jugenstil (Phong cách Trẻ) tại các quốc gia nói tiếng Đức.

Art Nouveau mang mục đích hiện đại hóa thiết kế, tìm cách thoát khỏi những phong cách lịch sử chiết trung vốn đã phổ biến ở giai đoạn trước. Các nghệ sĩ của phong trào lấy cảm hứng từ thế giới hữu cơ và hình học, phát triển các thiết kế theo hướng thanh lịch, kết hợp với các hình thái tự nhiên, mềm mại giống như thân, hoa, tua cuốn của cây cỏ. Trong Art Nouveau, các đường viền tuyến tính được chú trọng và các màu thường được sử dụng có thể được kể tới, ví dụ như màu như xanh lá mạ, nâu, vàng và xanh lam, … Phong trào cũng mang lý tưởng, cam kết xóa bỏ hệ thống phân cấp nghệ thuật truyền thống, vốn coi nghệ thuật hàn lâm, chẳng hạn như hội họa và điêu khắc, là ưu việt hơn nghệ thuật trang trí thủ công.

Phong cách Art Nouveau mất dần vị thế trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, mở đường cho sự phát triển của Art Deco trong những năm 1920, trải qua thời kỳ phục hưng vào những năm 1960 và hiện tại, được coi là một tiền thân quan trọng, một thành phần không thể thiếu của Chủ nghĩa Hiện đại.

Mong muốn đổi mưới các phong cách đã xuất hiện trong quá khứ ở thế kỷ 19 là động lực quan trọng đằng sau Art Nouveau và là yếu tố tiên quyết để thiết lập lý tưởng hiện đại hóa của phong trào. Vào thời điểm đó, sản xuất công nghiệp đã phổ biến rộng rãi, tuy nhiên nghệ thuật trang trí ngày càng bị chi phối bởi những sản phẩm kém chất lượng, tràn lan trên thị trường, bắt chước phong cách các thời kỳ trước đó. Những người thực hành theo phong cách Art Nouveau đã tìm cách phục hồi những kỹ thuật truyền thống, nâng cao vị thế của nghề thủ công và tạo ra những thiết kế thực sự hiện đại, phản ánh tính tiện ích của những món đồ họ tạo ra.

Hệ thống học thuật thống trị giáo dục nghệ thuật từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 đã củng cố niềm tin rộng rãi rằng các phương tiện truyền thông như hội họa và điêu khắc vượt trội hơn so với các ngành thủ công như thiết kế đồ nội thất và đồ kim loại, dẫn đến hậu quả là phần đa thị trường bỏ quên giá trị của các sản phẩm thủ công chất lượng cao. Các nghệ sĩ Art Nouveau đã tìm cách lật đổ niềm tin đó, thay vào đó cái mà họ mong muốn hướng tới là “Gesamtkunstwerk” (tác phẩm nghệ thuật kết hợp), truyền cảm hứng cho các tòa nhà và nội thất, trong đó mọi yếu tố được kết hợp, hoạt động hài hòa theo một phong cách tổng thể. Trong quá trình này, Art Nouveau đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa nghệ thuật và mỹ thuật ứng dụng.

Nhiều người theo trường phái Art Nouveau cảm thấy rằng những thiết kế trước đã được trang trí quá mức, và với mong muốn tránh những gì được coi là phù phiếm, phát triển niềm tin rằng chức năng của một đồ vật nên quyết định hình thức của nó. Đây là một đặc tính linh hoạt về mặt thực hiện và áp dụng, là một phần quan trọng trong di sản của phong cách này cũng như đối với các phong trào xuất hiện sau đó, nổi tiếng nhất là Bauhaus.

Tham khảo:
Wikipedia, Art Nouveau
The Art Story, Art Nouveau
Johanna Fenander, Retro graphics, Sendpoint publishing co., 2019

Thông tin đội ngũ:

Chuyển ngữ, biên tập: Nguyễn Anh Vũ
Hình ảnh: Sưu 
Chỉ đạo nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật.

Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code