Ad Code

Khang Ng: 'Chuyển sang một ngành nghề mới, mình đã nỗ lực không ngừng' | blank-lab

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Theo thống kê năm 2019 của báo Dân Trí có khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành và chỉ 5% hiểu biết về ngành học.  Câu chuyện tìm nghề nghiệp yêu thích của bản thân ‘khá đau đầu’ với các bạn trẻ hiện nay. Công việc như một người bạn đồng hành, nó chiếm hơn khoảng ⅓ thời gian một ngày, vì vậy việc chọn ngành học cũng là một yếu tố đáng để suy nghĩ, thận trọng.. 

blank-lab sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về hành trình nỗ lực, từ việc chọn sai ngành và chuyển hướng sang ngành nghề mới của anh chàng. Khang Ng tốt nghiệp ngành Kiến Trúc năm 2017 trường Đại học Kiến Trúc - thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là senior graphic designer tại công ty in-house chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Chàng trai kiến trúc và công cuộc chinh phục thiết kế đồ họa

Sự tình cờ, đưa đẩy duyên số đã dẫn dắt anh theo ngành đồ họa nhờ một lời mời gọi vui vẻ: ‘Ê Khang, em biết thiết kế áo thun không?’. Sao ‘dự án’ ấy thì anh đã trót yêu thích ngành thiết kế đồ họa với tài vẽ vời vốn có khi anh còn là sinh viên năm 1. Chả sao cả nếu anh dừng lại và khoác cho mình chiếc áo kiến trúc sư. Nhưng Khang Ng đã từ chối vì nhận ra nghề kiến trúc anh sẽ không thể đi xa hơn so với các bạn học cùng lứa, anh thổ lộ về việc thích đồ họa nhiều hơn là việc vẽ kiến trúc. Khang Ng bắt đầu học, tìm hiểu nhiều về thiết kế đồ họa khi còn năm 2 đại học. “Tính đến nay mình đã có 4 năm lăn lộn nghề thiết kế sáng tạo. Bắt đầu từ con số 0 ngoại trừ mình có biết vẽ nhưng thiết kế  đối với mình lại là một vùng trời khác. Khang đã phải học hỏi rất nhiều để cải thiện tư duy và thế giới quan của bản thân, nghĩ lại có lúc bản thân tự phục mình ở phần chịu khó” - Khang Ng kể lại. 

Anh chàng đã từng bị mắc kẹt khi học ngành kiến trúc, anh không cảm nhận được điều mình đang học,  luôn nghĩ rằng tương lai bản thân sẽ không thể đáp ứng được cho nhu cầu mà lĩnh vực này đang cần và thật sự đã có những lúc rất đỗi áp lực. Thiết kế sáng tạo đã thay đổi rất nhiều Khang Ng, anh tập cảm nhận bản thân đang chuyển động trong lĩnh vực sáng tạo nhờ vào việc tìm tòi, luyện hết tất cả những kỹ năng mà anh nghĩ cần cho mình. “Tạo cho bản thân cái hồ bơi, mình sẽ là những chú cá, bơi lội vùng vẫy thoải mái trong môi trường đó, có khi lại hay! Hồ bơi sẽ dần mở rộng do bản thân cập nhật thêm nhiều điều mới mẻ, khám phá phát triển nhiều nhờ những đợt thay nước hồ. Từ đó mình sẽ có nhiều trải nghiệm sâu sắc, đó cũng là mục tiêu mà mình đã đặt ra” - Khang Ng chia sẻ.

Lập mục tiêu 'ngắn hạn' là một trong những bước mà anh chàng tiếp cận, học hỏi lĩnh vực mới

Khang Ng là một anh chàng thoải mái, có đôi lúc ngẫu hứng và cũng ít lên kế hoạch nhiều. Nhưng anh biết cách xác định mục tiêu rõ ràng từ khi mới bắt đầu tiếp cận vấn đề, anh chàng luôn đặt ra những câu hỏi: Mình sẽ phải bổ sung kỹ năng gì, nên học thêm những gì để bổ trợ cho công việc chính. Học điều gì mới anh cũng đưa ra những tiêu chí như chậm mà chắc, không mạo hiểm và không áp lực bản thân. 

Kể về quá trình trước đây tại năm 2 đại học, anh chỉ đặt mục tiêu mỗi tháng học vài công cụ thiết kế, có khi cả tháng học 3-5 công cụ là cùng vì anh phải vừa học ngành kiến trúc, vừa làm thêm. Sau khoảng chừng thời gian 1 năm cứng cáp về công cụ, anh bắt đầu tham dự những chuyên đề, workshop, xem youtube liên quan đến phong cách mà anh hướng tới, cũng cố và rèn luyện thêm tư duy. Khoảng thời gian kết thúc việc học ở trường Đại học, Khang Ng chọn cho mình cơ hội học tập tại các công ty với vị trí thực tập sinh thiết kế sáng tạo. Dần dần, anh chàng càng tiến bộ, tiến sâu hơn trong ngành nghề nhờ độ chịu khó, nhạy bén và quyết tâm.

Trải nghiệm là điều quý giá nhất trong chuyến hành trình khám phá thiết kế sáng tạo

Một trải nghiệm đáng nhớ, đáng học hỏi trong hành trình của anh phải kể đến dự án thiết kế bộ bài Trò Chuyện Trong Tuần. Đây là dự án giúp anh học hỏi không chỉ đơn thuần về chuyên môn đồ họa mà còn cả việc được làm việc với đội ngũ các bạn trẻ. Ngay từ khi nhận yêu cầu, Khang Ng đã cảm thấy hứng thú vì mức độ đầu tư đến từ phía các bạn như research dự án, cách bộ máy đội nhóm vận hành.. Bản thân anh chàng cũng khá thích những dự án thiên về cộng đồng, cảm xúc và gần đây nhất là triển lãm Xôn Xao in Saigon hồi tháng 12/2021 giúp anh học hỏi không ngừng vào quá trình phát triển nghề nghiệp.

Luyện tập thiết kế là một trải nghiệm khác làm Khang Ng vượt qua giới hạn bản thân. “Việc mình học luyện thiết kế cũng như bao bạn mới học thiết kế, có thể hơi nhàm chán ban đầu. Lúc đó, mình tự động viên bản thân và tìm cách cho nó bớt máy móc. Khang hay đưa ra thắc mắc về những yếu tố thiết kế nằm trong 1 bộ áp phích nào đó mà mình thích”. Anh chàng lần lượt làm các áp phích theo các phiên bản để học. Phiên thứ 1: Làm giống lại áp phích mẫu khoảng 80%, phân tích những thành phần trong artwork. Phiên thứ 2: Bắt đầu chơi các chất liệu đã phân tích và thêm nhiều chất liệu mới vào sao cho giống áp phích mẫu khoảng 50%. Phiên thứ 3: Anh biến thể hoàn toàn áp phích, thể nghiệm nhiều hơn và tạo ra áp phích cho riêng mình.

Tập nhìn lại thiết kế và sửa chữa lại cho phù hợp sau khoảng thời gian bản thân có sự thay đổi trong tư duy thiết kế là một cách học hiệu quả mà anh chia sẻ. “Mình luôn ý thức được việc phải quay đầu nhìn lại sản phẩm và tìm cách để cải thiện cho phù hợp. Kể cả những sản phẩm hiện tại, mình có hỏi han thêm nhiều thầy, cô, bạn bè ở các lớp chuyên đề, mong được nhận xét, góp nhặt để học hỏi nhanh hơn..”

Sáng tạo bằng tiêu chuẩn độc đáo nhất định

Một nhận định về việc học sáng tạo mà anh đã chia sẻ: ‘Hãy sáng tạo nhưng trong một khuôn khổ nhất định’. Có thể khái niệm này có vẻ khá ‘gây thắc mắc’ nhiều bạn. Khang Ng có giải thích thêm về việc đây là khái niệm mà anh đặt ra cho riêng mình. Đúng vậy, việc thiết kế sáng tạo anh sẽ đặt cho mình ‘tiêu chuẩn độc đáo nhất định’ vì khi làm việc với khách hàng phải đảm bảo cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế (giải quyết vấn đề). Điều này đòi hỏi bản thân vừa phải nỗ lực học hỏi, xem nhiều dự án khác nhau, triển khai thêm nhiều phương pháp thể nghiệm với các tính ứng dụng một cách đa dạng. Đôi lúc những điều này làm bản thân anh bức phá ra khỏi giới hạn đang có, tìm ra những khía cạnh khá là điên rồ..

Chia sẻ thêm về việc sáng tạo không chỉ tư duy mà còn có thêm công cụ. Một mẹo học về công cụ giúp bạn học tốt hơn là: hãy thực sự yêu thích nó. “Trước khi tìm cách ứng dụng được một công cụ nào đó, mình sẽ tìm cách để yêu thích nó. Có rất nhiều cách để học và học thì cần phải thực hành thông qua việc tạo ra các dự án cá nhân hoặc thi thố. Việc ứng dụng công cụ cho dự án cá nhân rất có lợi, vì sẽ không ai đánh giá sản phẩm của bạn ngoài chính bản thân bạn. Công tâm hơn nữa, khi nhìn ra thế giới rộng hơn, mình sẽ thấy những sản phẩm cao cấp hơn, sáng tạo hơn cũng từ công cụ như vậy, từ đó mình có thêm động lực để học sâu hơn về nó.” - theo Khang Ng.

Tips: 10 keywords mà Khang Ng muốn gửi đến độc giả cho dự án sắp được showcase tại blank-lab là artwork, branding, jigsaw, packaging, product, puzzle, third eye, eyes, oculus.


Series "Nhân vật truyền cảm hứng" sẽ là talkshow thu nhỏ dưới hình thức blog, đó là những câu chuyện truyền cảm hứng của các nhà thiết kế đồ họa trẻ. Mục đích muốn tạo một cộng đồng thiết kế, sáng tạo cùng học hỏi lẫn nhau, biết đâu các bạn sẽ được truyền cảm hứng từ những điều đơn giản này!






Thông tin đội ngũ:

Viết bài: Lê Quan Thuận
Hình ảnh: Khang Ng
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work
Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code