Ad Code

Caravaggio, Cuộc đời và Phong cách (phần 2)

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

"Hôm nay, trong phần hai của chuỗi bài viết về danh hoạ trường phái Baroque Caravaggio, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số bức hoạ trong giai đoạn đầu sự nghiệp của ông qua đó thấy rõ sự khác biệt, độc đáo trong tư duy thẩm mỹ của người họa sĩ này so với tư duy đương thời. Mời các bạn đón đọc!"

Bức “Cậu bé bị thắn lằn cắn” có chủ đề độc đáo, mới lạ, và đã thu hút của các nhà bảo trợ tại Rome. Tuy chủ đề đã xuất hiện tại miền Bắc nước Ý, và thậm chí Bắc Âu, nhưng nó lại hoàn toàn mới lạ tại thành phố Rome. “Cậu bé bị thắn lằn cắn” được giải nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Bức họa được diễn giải theo chiều hướng thơ văn, một câu truyện ngụ ngôn, ... Ví dụ như sự đau đớn ẩn dấu phía sau vẻ đẹp, nỗi đau của tình yêu, … ẩn dụ trong hình ảnh con thằn lằn ẩn mình giữa những hoa trái chín mọng. Hoặc đơn giản, “Cậu bé bị thắn lằn cắn” chỉ là một nghiên cứu, thực hành của Caravaggio về biểu đạt. Cậu bé có thể đang làm gì trước khi bất thình lình chịu cú cắn của con thằn lằn ẩn mình sau đống hoa quả? Với đóa hoa cài trên mái tóc bồng bềnh, cậu bé cũng có thể khiến ta hiểu bức họa theo chiều hướng gợi cảm khoái lạc, xen lẫn đôi chút đồng tính luyến ái.

Trong những bức họa đầu sự nghiệp của mình, giống như bức “Cậu bé bị thắn lằn cắn”, Caravaggio thường vẽ dựa trên người mẫu, đôi khi chính bản thân. Chúng ta biết rằng, trong khoảng thời gian khó khăn đầu sự nghiệp, Caravaggio không có đủ khả năng chi trả tiền thuê người mẫu. Và chính “Cậu bé bị thắn lằn cắn” đôi khi cũng được diễn giải như một bức chân dung tự họa của Caravaggio, tuy nhiên, hiện nay, điều này không có bằng chứng cụ thể nào đề chứng minh.

Yếu tố thực sự nổi bật trong những bức họa đầu sự nghiệp này là sự tinh tế trong việc Caravaggio miêu tả tĩnh vật. Ví dụ trong bức “Cậu bé bị thắn lằn cắn”, bạn dường như có thể cầm những trái anh đào chín mọng đó lên và thưởng thức vậy. Và sự kết hợp hình ảnh tĩnh vật và những nhân vật gợi cảm càng khiến chủ đề trở nên mơ hồ, mang nhiều ẩn ý, thúc đẩy sự trao đổi, bàn luận, diễn giải giữa những người xem. Và nằm trong chuỗi các bức họa có cùng chủ đề với “Cậu bé bị thắn lằn cắn”, tại Galleria Borghese, Rome, nơi đang trưng bày bức họa “Cậu bé ôm giỏ trái cây” (Boy with a Basket of Fruit), ta cũng thấy khả năng miêu tả tĩnh vật đóng vai trò hết sức quan trọng. Caravaggio cũng vẽ tranh chủ đề đường phố, đời sống thường nhật, ví dụ như “Những kẻ gian lận” (The cardsharps), “Thầy bói” (The fortune teller), …; đây đều là những hình ảnh mang tính kịch nghệ cao, đồng thời cũng là những hoạt cảnh đời thường trên đường phố tại Rome vào thời điểm đó, nhưng bằng phương pháp miêu tả độc đáo, Caravaggio nâng tầm thể loại này giống với những bức họa lịch sử.

Trong những năm 1600, tranh tĩnh vật thường bị đánh giá thấp, và Caravaggio, ngược lại, nâng cao giá trị của thể loại này. Ông từng tuyên bố thẳng thừng rằng hội họa tĩnh vật cũng yêu cầu tính mỹ thuật như hội họa chân dung; đối với chúng ta thì đây không phải là một tuyên bố quá ấn tượng, tuy nhiên đương thời với Caravaggio, đây là một hướng tiếp cận hoàn toàn mới lạ. Sự đổi mới trong cách thức của ông nằm ở sự chú trọng thiên nhiên, cũng như quan tâm tới việc học cách quan sát thế giới tự nhiên. Trong nửa sau sự nghiệp, Caravaggio từng chỉ trích hướng tiếp cận cũ bởi chính bản thân ông đã từng không chú ý chọn lọc những giá trị tốt nhất trong tự nhiên mà chỉ vẽ những mẫu vật có sẵn. Đây thực sự là những khía cạnh nguyên bản nhất trong hội họa Caravaggio.

Caravaggio: His life and style in three paintings
Letizia Treves, Curator of the later Italian and Spanish pictures, National Gallery, London

Thông tin đội ngũ:

Chuyển ngữ, biên tập: Nguyễn Anh Vũ
Hình ảnh: Galleria Borghese, Kimbell Art Museum
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật.

Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code