Ad Code

Linh Giang: 'Từ góc nhìn cá nhân đến dự án trải nghiệm thiết kế dành cho những tác phẩm ít được chú ý tại bảo tàng' | blank-lab

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Bắt nguồn từ trải nghiệm thực tế khi mình được đến bảo tàng Louvre tại Paris, thủ đô Pháp và chứng kiến hình ảnh hàng chục người đứng tại vị trí của bức tranh Mona Lisa. Điều đáng nói là thực ra bạn không thể đến gần bức tranh, mà phải đứng từ một vị trí khá xa để nhìn tác phẩm với kích chữ nhỏ hơn A4. Nhưng mọi người vẫn giơ máy ảnh lên chụp liên tục rồi rời đi..

Sau đó, khi mình trở về tìm hiểu thêm về vấn đề này, mình nhận ra khá nhiều du khách đến Louvre hay những bảo tàng khác, chỉ để check in một bức tranh nổi tiếng nhất. Nó khiến mình tự hỏi về việc chúng ta có thể làm được gì để thay đổi điều này không? Vì chính những người quản lý bảo tàng cũng hy vọng du khách sẽ đến để tận hưởng giá trị nghệ thuật của nhiều tác phẩm đa dạng khác nhau, chứ không chỉ tập trung vào một bức tranh duy nhất.

Trong quá trình nghiên cứu thông tin, mình nhận ra hiện tượng này luôn được bàn tán khá nhiều. Internet đã cung cấp vô cùng nhiều phương pháp thú vị nhưng mình nghĩ, mọi thứ đều chỉ dừng ở ý tưởng là chưa đủ. Chúng ta sẽ cần lên những prototype (tạm dịch: bản thử nghiệm) để hình dung thử mức độ khả thi của những giải pháp đó.






Năm 1911 bức tranh Mona Lisa từng bị đánh cắp, sự kiện đã thu hút thêm nhiều người và góp phần làm bức tranh trở nên nổi tiếng. Bảo tàng đã xây dựng tờ báo nói về việc này, vô tình làm người xem chỉ đến xem bức Mona Lisa mà bỏ quên các tác phẩm khác. Giang đã suy nghĩ rằng bức tranh còn có nhiều thông tin bên lề đáng được quan tâm, khai thác và việc truyền thông có thể làm tương tự cho các tác phẩm tại bảo tàng. Mình đã thiết kế bài báo, điển hình là bức Mona Lisa giúp cho bảo tàng Louvre có nhiều ‘đất diễn’ tiếp cận du khách..





Giang từng học thêm mảng thiết kế tương tác nên mình muốn thông qua dự án này thử nghiệm thêm phần trải nghiệm tương tác. Mình đưa ra nhiều giải pháp như: (1) Sử dụng công nghệ tương tác để áp phích chứa hình ảnh các tác phẩm thật sự phản ứng lại với người qua đường. (2) Che lại một phần những bức họa và chỉ để lại phần nổi tiếng nhất/ đáng chú ý nhất của chúng. (3) Sao chép hàng loạt hình ảnh của phần đó và sử dụng trong các ấn phẩm truyền thông tăng tính tò mò của du khách. (4) Thiết kế danh thiếp cho những tác phẩm ít được quan tâm, với những câu nói ấn tượng như: "Tôi không phải Mona Lisa nhưng tôi đẹp hơn cô ấy rất nhiều!" 

Câu hỏi Giang đặt ra tăng độ thử thách: Vậy dự án này kết thúc như thế nào?

Trên thực tế, đây là một dự án sẽ không có điểm kết thúc nếu nó được triển khai. Vì đến hiện tại, chưa có một giải pháp nào mang lại ảnh hưởng liên tục và lâu dài đến toàn bộ các nhóm du khách. Chúng ta sẽ cần sự phối hợp của nhiều giải pháp khác nhau, cùng sự kết hợp của nhiều nhóm tổ chức nếu muốn thay đổi thói quen và sự "nổi tiếng" của những bức tranh độc nhất này. 

Giang đã quyết định tập hợp những bản thử nghiệm thành một tệp tài liệu với những thông tin nghiên cứu, phân tích và hình ảnh hình dung. Để nếu một ngày nào đó, khi các nhà quản lý thật sự có một cuộc gặp gỡ bàn về vấn đề này, họ sẽ có sẵn một công cụ hỗ trợ thay vì những con chữ khô khan.

Giang đặt tên dự án là "Out of the box" (tạm dịch: bên ngoài chiếc hộp), với hàm ý gửi đến những nhà quản lý bảo tàng hãy quan tâm hơn đến giá trị của những tác phẩm nghệ thuật ít được truyền thông. Cũng là lời nhắn với du khách về một thế giới khác ở đằng sau màn hình điện thoại.

Đồng thời, tên của dự án cũng thể hiện lý do chính khiến mình muốn chia sẻ dự án này với các bạn. Vì khi bắt đầu dự án, mình đã muốn tìm một giải pháp tối ưu nhất có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề. Nhưng qua quá trình research, thử nghiệm, phỏng vấn thực tế,...mình nhận ra trong một câu hỏi đôi khi sẽ có nhiều hơn một câu trả lời. Và đôi lúc người thật sự có thể giải quyết vấn đề sẽ là một ai đó khác. Còn chúng ta - những người làm sáng tạo, sẽ như một nhân vật hỗ trợ để giúp họ đưa ra phương án tốt nhất. Vậy nên đừng thất vọng nếu câu trả lời còn bị bỏ ngỏ. Hãy xem đấy như một trải nghiệm để chúng ta hiểu sâu hơn về vị trí và khả năng của bản thân!











Xin chào cả nhà blank-lab, thật thú vị vì nhận được lời mời trò chuyện ở sân chơi thiết kế sáng tạo này. Mình tên là Nguyễn Phạm Linh Giang - Một đứa thuộc thế hệ đầu GenZ sinh năm 1996, hiện tại mình đang là account executive tại Sài Gòn. Tuy là bây giờ Giang đã chuyển ngành nhưng với mong muốn truyền cảm hứng đến các bạn, mình xin showcase dự án thiết kế này, mong nhận được ủng hộ.

Thông tin đội ngũ:

Nội dung: Nguyễn Phạm Linh Giang
Thiết kế: Nguyễn Phạm Linh Giang
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work
Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code