Ad Code

Futurism, từ con chữ đến hình ảnh | blank-lab

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Nếu trong bài viết kỳ rồi blank-lab đã giới thiệu đến các bạn lịch sử và hoàn cảnh ra đời của phong trào nghệ thuật Futurism, thì tuần này blank xin giới thiệu đến độc giả về những nghệ sĩ tiêu biểu và tác phẩm của họ nhé!

F.T Marinetti

Marinetti được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của bản Manifesto of Futurism và cũng là cha đẻ của phong trào này. Theo nhiều nguồn tin, ông được cho là nhà đồng sáng lập của chủ nghĩa Phát-xít (Fascism) tại Ý, do mối quan hệ thân thiết giữa ông và Mussolini, ông cũng là đồng bút cho bản Italian Facism.
F.T Marinetti
Triết lý của ông chính là triết lý của Futurism (trong bài viết tuần trước blank-lab đã phân tích, mời độc giả quay lại xem để hiểu rõ hơn Futurism, bản tuyên ngôn đầy tranh cãi của F.T.Marinetti (blank-lab.com)), ông đam mê tốc độ và những thứ hướng về tương lai, đối với ông chiến tranh là vinh quang, nghệ thuật đương thời bị ông xem là ủy mị, yếu đuối. Ông được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm thở về Futurism của mình, và bản thân ông được xem là một nhà triết lý, nhưng hôm nay blank xin giới thiệu với độc giả một góc nhìn mới về ông. Sau khi cho ra đời bản Manifesto of Futurism, ông cho xuất bản các tập thơ, ông gọi nó là “words in liberty” nghĩa là ngôn từ của sự tự do, với mục đích đưa triết lý, góc nhìn của Futurism về nhân loại, chiến tranh vào. Và điều đặc biệt đó là các bìa sách của ông được “thiết kế” một cách độc đáo, mới lạ, chưa từng có trước đây, ngôn ngữ thiết kế hiện đại ngày nay sẽ gọi nó là “Typographic Experiment”.

Bìa tập thơ Zang Tumb: Adrianopoli Ottobre 1912

Ông sử dụng typo để gợi hình, gợi cảm mà không cần bất kỳ hình ảnh minh họa nào, các cách sắp xếp typo của ông trên bìa luôn tạo ra sự hỗn loạn như các cuộc chiến, ông sử sụng các font style khác nhau để gợi hình, ông thậm chí còn letter form (biến dạng chữ) đễ tạo cảm giác.

Vive la France 1914-1915

Umberto Boccioni

Boccioni là một họa sĩ, một nhà điêu khắc, ông sinh năm 1882 tại Ý, và mất năm 1916 khi chỉ mới 33 tuổi, tuổi đời ngắn là vậy, ông lại là một trong những nghệ sĩ có tầm quan trọng nhất trong quá trình hình thành phong trào nghệ thuật Futurism. Ông đã đưa những lời thơ, lời văn của Marinetti thành visual art, và ông trở thành một trong những người đi đầu trong phong trào này.

Umberto Boccioni: Self-Portrait

Năm 1910, Boccioni cùng Carlo Carrà và Luigi Russolo, đã cho ra đời bản Manifesto of Futurist Painter (Tạm dịch là Bản tuyên ngôn của hội họa theo Chủ nghĩa Vị lai). Bản tuyên ngôn này có chung tinh thần với Marinetti đó là đề cao sự mới lạ và sự chán ghét đối với nghệ thuật truyền thống, nhưng bản tuyên ngôn này không nói rõ được hội họa của Futurism là gì, dẫn đến việc ra đời của bản tuyên ngôn thứ hai “Technical Manifesto of Futurist Painting”.

Technical Manifesto of Futurist Painting

Bản tuyên ngôn này phản đổi và chống lại các hình thức nghệ thuật, như là hình thức khỏa thân trong hội họa và điêu khắc. Thay vào đó, họ vẽ về cuộc sống hiện đại xung quanh họ, theo triết lý của Marinetti. Bức tranh đầu tiên của ông mang phong cách của Futurism là bức The City Rises (1910), bức tranh được vẽ trên một size lớn như các bức tranh lịch sử, biến đổi các hoạt động lao động hàng ngày của những người công nhân vô danh thành một khung cảnh hoành tráng, tựa gốc tác phẩm là Lavoro (Labor or Work). Boccioni gọi bức nh là “sự tổng hợp tuyệt vời của sự lao động, ánh sáng và chuyển động”. Các tia sáng chiếu rọi qua các phần của bức tranh, các tư thế biến đổi đa dạng của con người và động vật, bảng màu tươi sáng, tất cả họp lại tạo nên cảm giác chuyển động, năng động của bức tranh. Vào thời điểm đó, Milan là trung tâm công nghiệp của một quốc gia nông nghiệp, vì vậy trong bức tranh, và bản phác thảo của của nó, là một con ngựa thay vì là một cổ máy.

Three Horses Tended by Men: bản nháp của bức The City Rises

The City Rises

Gino Severini

Severini là một trong những nghệ sĩ cấp tiến nhất vào thế kỷ 20 ở Ý. Ông cũng là một trong những đầu não quan trọng nhật vào thời kỳ đầu của phong trài nghệ thuật Futurism. Điều khiến ông khác biệt với những nghệ sĩ đương thời đó là thay  vì tập trung vào máy móc và các thiết bị tân tiến hiện đại, như một người sinh sống và làm việc tại Paris, ông đưa vẻ đẹp của cuộc sống thành phố Paris vào tác phẩm của mình, mở rộng ra các khả năng khai thác khác chủ đề khác nhau cho phong trào nghệ thuật Futursim.

Gino Severini

Những tác phẩm của ông khác biệt ở chỗ chính là cái cách ông đề cao nhịp điệu và niềm vui của cuộc sống đô thị. Ông đưa Divisonism, Fauvism và Cubism vào tác phẩm của mình, Severini tận dụng sự tương phản của màu sắc và các shape hình học, nhầm mục đich đề cao sự trang trí, sự động học (kinetic). Bằng cách này ông đã mở ra con đường cho sự đa dạng văn hóa cho phong trào nghệ thuật Futurism.

The Boulevard, 1910-1911

Dynamic Hieroglyphic of the Bal Tabarin, 1912

Đều đi theo một triết lý chung của Futurism, nhưng mỗi một nghệ sĩ đều có cách thể hiện riêng thông qua tác phẩm của mình, từ đó thể hiện cái tôi cũng như triết lý sống riêng của mình. Đây cũng là một trong những tips mà những người làm nghành sáng tạo có thể học hỏi.

Thảm khảo và chuyển ngữ:
The MET Museum NYC
theartstory.org
MoMA

Thông tin đội ngũ:

Viết bài: Thái Tú
Hình ảnh: www.loc.gov, MoMA, The MET
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work
Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code