Ad Code

Futurism, phá vỡ mọi nguyên tắc trong ngôn ngữ thiết kế | blank-lab

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Khi xuất hiện ở Ý trong thời gian 1909-1944, Futurism đã tạo ra một cách tiếp cận các con chữ (calligraphy, fonts) không thể đột phá hơn, và chưa từng có trước đây, phá vỡ hết tất cả mọi quy luật về typography mà đã phải mất rất nhiều năm để hình thành, thay vào đó là một cách thể hiện táo bạo, ấn tượng và thể hiện được tính cách của tác phẩm. Các con chữ lúc này không chỉ để đọc nữa, mà chúng phải được đặt để sao cho thể hiện được tinh thần của nó lúc được phát âm ra hoặc ý nghĩa mà nó mang.

Filippo Tommaso Marinetti, Zang Tumb Tumb (1914)

Cuộc cách mạng typography của phong trào Futurism bắt đầu vào năm 1912 khi F.T Marinetti cho ra mắt thơ của mình, thứ được gọi là “parole in libertaf” (words in freedom), words in freedom là một dạng viết ở đó không có bất kỳ cú pháp hay ngữ pháp nào được áp dụng và các con chữ cũng không được sắp xếp thành các câu  hay cụm. Nói về cuộc cách mạng này, F.T Marinrtti từng nói:
Tôi đã khởi xướng ra một cuộc cách mạng về typography chống đối trực tiếp lại các thể loại sách buồn nôn chứa những câu thơ thụ động-giấy thủ công bắt chước các kiểu mẫu ở thế kỷ XVII, hình họa trang trí bằng những chiếc mũ của người chiến sĩ, Minervas, Apollos, Drop Cab được dùng để trang trí và dùng mực đỏ với các vòng và hình vuông, các dãy ruy băng thần thoại với các ký tự La Mã. Các cuốn sách phải thể hiện được triết lý của Futurism. Không chỉ vậy, uộc cách mạng này đi ngược lại với các nhịp điệu hòa âm trong cách xếp chữ đã quá tầm thường và phổ biến nhưng được cho là hài hòa. Chúng tôi đề cao sự trào ngược, sự thay đổi. Những bước nhảy vọt và bùng nổ của phong cách này chạy dài qua các trang sách. Chính vì vậy, trên cùng một trang chúng tôi sẽ sử dụng 3 đến 4 loại mực in khác nhau, hoặc thậm chí là 20 fonts style khác nhau nếu cần thiết. Ví dụ italics cho một loạt cảm giác nhanh hoặc tương tự, bold cho các từ tượng thanh, bạo lực, v.v... Cuộc cách mạng về typography này và sự đa dạng về màu sắc trong các con chữ này đồng nghĩa với việc tôi có thể tăng gấp đôi sức biểu đạt của các con chữ.”

Filippo Tommaso Marinetti, Montagne + Vallate + Strade x Joffre (1915)

Cuộc cách mạng Thiết kế đồ họa theo phong trào Futurism không chỉ dừng lại ở một trang giấy, tất cả tổng hợp lại trong cả một quyển sách. Vào thập kỷ 20, 30, cách thể nghiệm graphics theo phong trào Futurism đã được mở rộng ra: cách đóng gáy sách, chất liệu, kỹ thuật in, tất cả những thứ tưởng chừng như là cần thiết ở trên đã trở thành “nét nghệ thuật” của quyển sách.

Năm 1927, Fortunato Depero, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhà thiết kế theo trường phái , đã xuất bản Depero Futurista, một bộ sưu tập các sản phẩm trong cuộc cách mạng này, posters quảng cáo, thảm trang trí và các tác phẩm khác của ông. Depero Futurista đại diện cho một sự phát triển trong cuộc cách mạng này.  Được đóng gói đầy đủ các thử nghiệm đồ họa táo bạo, bố cục trang sáng tạo và tác phẩm từ mọi lĩnh vực nghệ thuật, Depero Futurista còn được gọi là Sách “bắt vít” vì nó được đóng bởi hai con vít công nghiệp lớn.

Fortunato Depero, Depero Futurista (1927)

Cách sử dụng các vật liệu mới lạ, nhưng thể hiện được tinh thần của sản phẩm cho đến nay đã được áp dụng không chỉ tốt mà còn rất tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực brand identity, đây là một trong những yếu tố giúp xây dựng một KV mạnh và bền vững.

Trong các cuốn sách nổi tiếng khác như: Words in Futurist, Olfactory, Tactile, Thermal Freedom bởi Filippo Tommaso Marinetti (1932) và The Lyrical Watermelon: A Long, Passionate Poem bởi Tullio d’Albisola (1934). Các layout tiếp tục làm bùng nổ giới mộ điệu, các layout này tiếp tục làm nổi bật các chất liệu với tinh thần năng động và bùng nổ.

Filippo Tommaso Marinetti, Words in Futurist

Filippo Tommaso Marinetti, Words in Futurist


Các kỹ thuật  mới như dye-cut và photo montage cũng được Bruno Munari ứng dụng vào cuốn “Almanacco anti-Letterario”.
Bruno Munari, Almanacco anti-Letterario Bompiani (1937)

Bruno Munari, Almanacco anti-Letterario Bompiani (1937)

Vào thời kỳ Futurism bùng nổ, triết lý của phong trào này đã nhanh chóng được ứng dụng vào thiết kế đồ họa, thời điểm này là thời điểm thể nghiệm, vì vậy chưa có quá nhiều các nguyên tắc được đặt ra, nhưng nhờ tính thể nghiệm táo bạo này đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho các graphic styles sau này, để biết thêm về các nguyên lý thiết kế theo triết lý của Futurism ở hiện tại, các bạn đọc giả nhớ đón đọc các bài viết tiếp theo của blank-lab nhé ! 


Thảm khảo và chuyển ngữ:
www.pixartprinting.co.uk
historyfinformation.com

Thông tin đội ngũ:

Viết bài: Thái Tú
Hình ảnh: www.pixartprinting.co.uk
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work
Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code