Ad Code

"I LOVE NY" Logo, bức thư tình Milton Glaser gửi đến thành phố New York | blank-lab

Cảm hứ/ng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Câu slogan, cũng như logo của nó, "I LOVE NY" có lẽ đã quá nổi tiếng, cho dù bạn chưa từng một lần đặt chân đến thành phố New York lộng lẫy, xa hoa thì chắc chắn bạn đã nhìn thấy logo ở đâu đó xung quanh mình. Hôm nay blank-lab xin mời các bạn độc giả cùng khám phá hành trình "I LOVE NY" logo đã trở thành một biểu tượng nhận diện thương hiệu cho cả nước Mỹ như thế nào nhé!



Lịch sử ra đời

Lịch sử của nó có thể làm bạn ngạc nhiên—logo là một nỗ lực nhanh chóng giúp cứu vãn nền kinh tế đang suy sụp của Thành phố New York những năm 1970 bằng cách cứu ngành du lịch của nó. Kể từ khi được tạo ra vào năm 1977, nó đã được sử dụng để quảng bá du lịch của cả Thành phố New York và Bang New York. Đây là lý do tại sao logo này được đăng ký nhãn hiệu bởi Empire State Development (ESD) của Bang New York, cơ quan phát triển kinh tế chính của Bang. ESD cũng chịu trách nhiệm cấp phép sử dụng logo cho người khác. 



Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1970, thành phố New York đang phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhiều khu vực của thành phố chạm đáy. Tệ hơn nữa, vào năm 1975, tổng thống Ford (Gerald Rudolph Ford, Jr. - Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ) đã từ chối viện trợ của liên bang để giải cứu thành phố khỏi phá sản. Đồng thời, thành phố New York đang trải qua thời kỳ mà tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma túy cao trong lịch sử. Tất cả những dư luận xấu này đã mang lại cho nó một danh tiếng xấu trong lĩnh vực du lịch, càng làm trầm trọng thêm nền kinh tế vốn đã suy sụp của thành phố New York. Rõ ràng là thành phố New York, thật nhanh, cần một cách đơn giản nhất để nâng cao tinh thần và danh tiếng của mình.



Sau đó là William S. Doyle, khi đó là Phó Ủy viên Bộ Thương mại Bang New York và Mark Donnelly, nhân viên của Thống đốc. Họ đã thuê một công ty quảng cáo tên là Wells Rich Greene để thực hiện một chiến dịch tiếp thị của Bang, cũng như một graphic designer tên là Milton Glaser thiết kế một bộ nhận diện cho chiến dịch. Wells Rich Greene nghĩ ra khẩu hiệu “Tôi yêu New York”. Glaser phác thảo trên mặt sau của một phong bì trong một chiếc taxi trên đường đến cuộc họp về chiến dịch. Thiết kế ban đầu của ông là “I <3 NY” trên một dòng, và không lâu sau đó, Glaser quyết định xếp “I” và “<3” thành một dòng phía trên “NY,” theo phong cách của tác phẩm điêu khắc pop-art mang tính biểu tượng của Robert Indiana những năm 1970, LOVE.


Bản phác thảo trên taxi của Milton Glaser 



 LOVE, Robert Indiana


Sự kiện 11/9 và sự bùng nổ của logo "I LOVE NY"

Vào ngày 11/, New York đã trải qua một ngày khinh khủng khó quên, Vào ngày này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines. Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực. 

Sự kiện 11/9 tại thành phố New York

Theo dòng sự kiện, Glaser đã cho ra đời một phiên bản logo nhầm tri ân và chia sẻ nỗi buồn đến những tổn thất trong vụ khủng bố. Trong phiên bản mới này, trái tim đại diện cho Manhattan và vết đen, khu vực bị tấn công. Logo này xuất hiện trên trang bìa của Daily  vào ngày 19 tháng 9 năm 2001. Logo đã trải qua sự nổi tiếng tăng vọt sau ngày 11/9, khi nó trở thành biểu tượng của sự thống nhất. Trong thời gian này, nhiều du khách đến thành phố New York đã mua áo “I <3 NY” để thể hiện tình đoàn kết. Và từ đó đến nay logo "I LOVE NY" đã trở thành biểu tượng đại diện không chỉ cho thành phố New York mà còn là tinh thần đoàn kết trên toàn nước Mỹ. Ý tưởng ban đầu chỉ là một chiến dịch quảng bá ngắn hạn để thu hút khách du lịch, nhưng trải qua bao nhiêu sự kiện và thời gian, giờ đây nó đã trở thành một trong những biểu tượng nhận diện thương hiêu non-cooperate (phi tổ chức) iconic nhất mọi thời đại.






Logo chính thức và hệ thống thiết kế

Horizontal Logo

Stacked Logo



Logo Treatment
Với tinh thân mong muốn khách du lịch và người dân được tự mình trải nghiệm NY theo cách riêng nhất của mình, logo các linh hoạt khi kết hợp với các brand, theme và các lịch vực khác ngoài du lịch.



Logo theo mùa
Qua mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông logo sẽ có một phiên bản tương ứng với từng mùa, mục đích cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Logo dưới dạng stacked và horizontal đều được sử dụng, nhưng stacked logo sẽ được ưu tiên sử dụng hơn, và với các application chỉ được sử dụng màu đỏ và đen.



Logo Clearspace
Để đảm bảo tính dễ nhìn và nhận diện, các khoảng trống phải được sử dụng và tuân thủ. 




Logo Color Codes


Typeface
American Typewriter Medium – nhẵn và tròn ở phần nhô ra của các chữ cái. Joel Kaden và Tony Stan đã thiết kế nó. Nó lần đầu tiên xuất hiện trong ITC.



Một điều bên lề đó là Glaser đã thiết kế logo này mà không lấy một đồng nào, đây là món quà ông dành cho thành phố New York mà ông yêu quý, một bức thứ tình vẫn hiện hữu mãi trong từng ngõ ngách ở thành phố này. Hy vọng bạn đọc đã có một khoảng thời gian khám phá thú vị cùng blank-lab !

--
Tham khảo 
untappedcities.com
allthatsinteresting.com
eyeondesign.aiga.org
I Love New York Brand Guidelines

Thông tin đội ngũ:

Viết bài: Thái Tú
Hình ảnh: allthatsinteresting.com,
eyeondesign.aiga.org, MoMa, I Love New York Brand Guidelines
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work

Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.




Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code