Ad Code

Logo Citibank, Paula Scher đã tạo nên logo trị giá 1.5 triệu USD trong 10 phút như thế nào? | blank-lab

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, hay cụ thể hơn là thiết kế nhận diện thương hiệu thì chắc hẳn bạn cũng đã một lần nghe qua về câu chuyện huyền thoại Paula Scher vẽ nên logo Citibank chỉ trong mười phút trên một tờ khăn giấy trong lúc gặp khách hàng. Nhưng đằng sau câu chuyện đó là cả một quá trình khác, hôm nay blank-lab mời các bạn độc giả cùng khám phá nhé!

Pentagram

Pentagram là studio chịu trách nhiệm thực hiện logo cho Citibank, Pentagram là một studio đa nhiệm hoạt động độc lập, họ làm việc trong hầu hết các lĩnh vực về thiết kế đồ họa. Pentagram có mô hình kinh doanh được cho là khá độc nhất. Họ có 22 partners trên khắp thế giới, mỗi partner sẽ chịu trách nhiệm cho một lĩnh vực, Paula Scher là một trong số đó. Họ là studio có quy mô lớn duy nhất mà chủ sở hữu cũng chính là nhà thiết kế tạo ra sản phẩm, và họ cũng là người gặp gỡ trực tiếp khách hàng mà không cần một bộ phận nào. Pentagram làm việc trên tinh thần bạn bè, họ tin rằng thiết sẽ không tuyệt vời nếu thiếu đi sự đam mê, cảm nhận, và cam kết giữa từ cá nhân.



Quá trình ra đời của logo Citibank

Năm 1998 Citibank sát nhập với công ty bảo hiểm Travelers, và họ cần một bộ nhận diện thương hiệu mới. Lúc này Pentagram được mời hợp tác để thực hiện, họ muốn cho ra mắt bộ nhận diện này trên báo chí, chỉ ba tuần sau khi thuê Pentagram. Tất nhiên họ không biết rằng việc thiết kế một bộ nhận diện, đặc biệt là cho một tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, tốn nhiều thời gian hơn 3 tuần.

Citibank và Travelers công bố sát nhập, 1998


Lúc này Citibank muốn một logo phải thể hiện rõ được sự sát nhập giữa hai công ty, tưởng chừng như đây là một bài toán khó, nhưng Paula Scher đã giải quyết được trong tíc tắc.


Logo cũ của Travelers và Citibank trước khi sát nhập


Paula lập tức phân tích thấy logo Travelers có một chiếc ô, phần dưới của chữ t trong Citibank khi ở dạng lowercase sẽ có một dấu móc, ở trên thân có một stroke ngang, và khi đặt một đường cong lên đầu chữ t thì ta sẽ có một chiếc ô. Có hai chữ i trong từ Citi, và hai đầu của đường cong có thể được line up với hai chữ i. Và thế là chỉ trong 10 phút, cùng một tờ khăn giấy, Paula đã có trong tay bàn logo thô của Citibank. Theo một số nguồn tin, Citibank phải chi 10 triệu USD cho việc rebrand, riêng logo được định giá 1.5 triệu. Ban đầu, đại diện của Citibank từ chối chi trả 1.5 triệu USD vì nghĩ công việc thiết kế này quá đơn giản để có được số tiền lớn như thế, nhưng cuối cùng họ cũng phải mở ví tiền. Và tất nhiên, logo này đã tự chứng minh được giá trị của mình qua hơn hai thập kỷ. 

Bản phác thảo trong 10 phút trên khăn giấy của Paula Scher


Ý tưởng đằng sau Logo


Có thể khi đọc đến đây, sẽ có một số suy nghĩ rằng công việc thiết kế này thật dễ dàng để kiếm tiền. Tất nhiên sự thật không phải như thế, Paula đã phác thảo ra logo chỉ trong 10 phút, nhưng Pentagram mất hơn 2 năm để hoàn thiện và cho logo ra mắt. Paula chia sẻ rằng đã có hàng triệu cuộc họp để đưa logo đến phiên bản hoàn thiện và thuyết phục nhất. Đã có hàng chục phiên bản thử nghiệm ra đời. Chỉ riêng việc sử dụng hai màu xanh đỏ cũng đã mất thời gian để nghiên cứu xem chúng có phù hợp với nhãn hàng và khách hàng của họ không. Citibank muốn được xem bản mockup của các bản logo trên mọi thứ của họ, và họ là một tập đoàn lớn, Pentagram có hàng ngàn thứ để họ áp dụng bộ nhận diện thương hiệu lên. Đên đây chắc bạn cũng thấy rằng 1.5 triệu USD cho một logo là cũng không quá đắt 


Các bản thử trước đó của logo

Logo sử dụng màu xanh dương vốn đã là một đặc điểm nhận dạng trong suốt một thời gian dài của Citibank, màu đỏ đặc trưng của Travelers. Một bản màu phụ khác cũng đã được phát triển để bổ trợ và sử dụng cho các application khác. Typeface Interstate do Tobia Frere-Jones thiết kế, đây là một sans-serrif typeface, từ Citi được sử dụng  Interstate-Regular, còn từ Bank được sử dụng cùng typeface nhưng ít bold hơn.



Logo chính thức của Citibank


Dưới đây là một vài hình ảnh logo được áp dụng vào thực tế:





Qua bài viết trên, blank hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn quá trình thiết kế logo đến từ một studio có tầm cỡ, qua đó rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình và hãy luôn nhớ rằng: "Thiết kế logo thực ra chưa bao giờ là phần khó khăn trong công việc này, phần khó đó chính là bạn phải thuyết phục được hàng triệu người để sử dụng nó" - Paula Scher


--
Tham khảo 
Netflix
Pentagram.com
Logos-world.net

Thông tin đội ngũ:

Viết bài: Thái Tú
Hình ảnh: Pentagram.com, Netflix
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work

Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.



Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code