Ad Code

Cùng Q&A - Hỏi ngược: “Dự án sáng tạo” trăn trở về việc mình thiết kế như bị lập trình khi thực hiện “Lê Quân” | blank-lab

Cảm hứng mỗi ngày  ‣  Sáng tạo khác biệt  ‣  Thể nghiệm không ngừng

Một dịp tôi cộng tác cùng cơ sở giáo dục trong hạng mục viết về con người làm sáng tạo nghệ thuật. Và thật may, tôi đã biết đến Lê Quân với Cái Ác - dự án tốt nghiệp đạt giải nhất tại dpiCENTER - trung tâm dạy học thiết kế sáng tạo từ năm 1997

Tôi gặp Quân lần đầu tiên trong buổi lễ trao giải tổng kết, và việc tiếp cận một khách mời trong lĩnh vực sáng tạo với tôi thật dễ dàng. Để rồi, tôi & blank-lab có bài viết này để ra mắt với quý độc giả.

Dạo này, tôi thích cách mình tạo “định dạng” hơn bao giờ hết. Tất nhiên, bạn đã biết tôi từng sử dụng định dạng “câu hỏi ngược cho lời trả lời suông” trước đó tại một bài viết khác. Lần này, tôi sẽ tiếp tục phát triển nó..

Lê Quân hay Lê Minh Quân, “mình thích được gọi là Lê Quân cho súc tích!”. Chàng trai thế hệ Z ở Ninh Thuận và chuyển vào Sài Gòn từ năm anh học lớp 10. Đến đại học, Quân chia sẻ về việc mình mới tiếp xúc và chú tâm nhiều hơn trong ngành học Thiết kế sáng tạo. Thế nhưng, ngành học trên Đại học chính lại là Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Kinh tế, cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. 

Quân bày tỏ về việc học song song hai lĩnh vực: “Việc học kinh doanh giúp mình hiểu được được cách vận hành mô hình kinh doanh cũng như rèn luyện tư duy logic. Còn về thiết kế sáng tạo, có lẽ là niềm đam mê và thế mạnh của bản thân nên mình muốn phát triển tối đa. Hai kỹ năng, hai lĩnh vực này giúp bổ trợ cho mình & các dự định sắp tới.

Một thông tin hay về Quân nữa, anh chàng hiện đang sở hữu những trang cộng đồng viết về nghệ thuật sáng tạo của “giới trẻ” với lượt tương tác ấn tượng, mang dấu ấn cá nhân của Quân trong lĩnh vực, có thể giới thiệu đến: One Percent Design, Gen Z Tập Thiết Kế..

Và..

Thiết kế đồ họa đã bắt đầu học Lê Quân những gì? 

Lúc đầu, mình tiếp cận theo hai hướng, học công cụ và học tư duy / lý thuyết. Về công cụ thì mình luôn cố gắng học trong thời gian ngắn nhất và thành thạo nhiều phím tắt nhất có thể bởi Internet luôn cho mình câu trả lời. Nếu quá khó, mình sẽ viết ra giấy các ghi chú để hỗ trợ việc học. 

Còn về lý thuyết hay về tư duy, mình sẽ cố gắng học nhiều nguồn nhất có thể như Youtube, Blog, Unica, Domestika, sách thiết kế và nghệ thuật, hay học từ những giảng viên kỳ cựu tại trường thiết kế. Mình cố gắng giữ  thái độ trung lập và không đánh giá kiến thức sớm. Đến khi thực hành, mình sẽ thử nghiệm, cảm thụ và lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân nhất. 

Lĩnh vực nào sẽ chọn làm nghề Lê Quân?

Trong ngắn hạn, mình sẽ học việc tại Line Creative (tạm dịch: làm việc dựa trên con đường sáng tạo) để làm quen với “thương trường” và có một vị trí nhất định trong lĩnh vực sáng tạo. Bên cạnh đó, mình cũng ấp ủ và làm việc để duy trì một mô hình kinh doanh nho nhỏ. Trong dài hạn, mình vẫn chưa xác định cụ thể mục tiêu và vẫn còn tìm kiếm cơ hội. Hy vọng, trong 5 năm tới, mình sẽ có một cú lột xác ngoạn mục. 

Thiết kế đồ họa đã cảm hứng bạn như thế nào?

Mình cảm thấy trong mình cảm hứng thiết kế với mình không giống với cảm hứng hội hoạ, mình không tùy hứng để tạo ra thứ gì đó bằng cảm xúc mà cảm hứng sẽ thường đến khi mình cố gắng nghiên cứu, thực hành và sau đó phát hiện ra ý tưởng hoặc cách xử lý mà mình muốn hướng tới. Mình gọi đích đến này là một “ước mơ nhỏ”, một ước mơ truyền cảm hứng.

Ý tưởng đã làm bạn ra sao?

Thường mình sẽ chia ra một concept và nhiều idea (ý tưởng). Concept là khái niệm trừu tượng lớn nhất mà mình muốn hướng đến, thường là câu chuyện của đối tượng hoặc cảm xúc của người xem. Còn idea là các ý tưởng về kỹ thuật xử lý như bố cục, màu sắc, chất liệu.. Việc thu thập đủ thông tin về chủ thể sẽ giúp mình đặt ra concept tương đối rõ ràng, nhưng các idea sẽ khó lộ diện hơn. Mình thường suy nghĩ rằng, thiết kế phải là một hành trình không biết điểm đến, trên hành trình đó mình luôn kiên trì bước để được nhìn thấy những idea “fancy” nhất. 

Dự án đã “thi công” Lê Quân bằng cách gì?

(1) Cần thông tin xuất hiện trên artwork (tác phẩm) trước - (2) Lấy cảm hứng từ cuộc sống - (3)moodboard nhưng hạn chế moodboard của mình: kết nối nhiều cái hay chưa chắc đã hay, nhưng mà khám phá điểm sáng bên trong thì nguyên bản, từ từ phát hiện ra những thú vị và không phụ thuộc nhiều vào moodboard - (4) Hiểu về lĩnh vực trước khi thiết kế 

Khi làm dự án cá nhân, mình cảm nhận thử nghiệm theo “chiều dọc và chiều ngang”, option 1,2,3.. Khi bí ý tưởng về hình ảnh mình sẽ dạo PinterestBehance để dung nạp thư viện hình ảnh và tạo một moodboard từ 4-5 hình ảnh truyền cảm hứng. Sau đó mình sẽ khám hai chiều ngang-dọc. Theo chiều ngang, mình sẽ đưa ra các lựa chọn khác nhau để khám phá chủ thể với đa dạng cách  tiếp cận để có thể mường tượng được 80% chủ thể. 

Ví dụ dựng hình ảnh nháp, dựng moodboard có tuỳ chỉnh theo ý đồ, phác thảo (chì/wacom), liệt kê vô số ý tưởng điên rồ.. Sau đó, mình sẽ lựa chọn một option ưng ý và phát triển theo chiều dọc, nghĩa là liên tục tạo ra version (phiên bản) cải tiến cho option đó. Quá trình này tuy mất nhiều thời gian nhưng đây là một công thức giúp mình đạt được kết quả khá tốt trong công việc và học tập. 

Ý tưởng có bao giờ bị bí hoặc bị khuôn mẫu khi thực hiện bạn không?

Mình thường phân ra một concept lớn và các idea nhỏ. Việc thu thập đủ dữ kiện sẽ giúp mình nhanh chóng tìm được một concept khá cụ thể. Nhưng việc tìm kiếm idea thực thi nhỏ sẽ có chút phức tạp hơn vì phải thử nghiệm rất nhiều. 

Trước đây mình đã từng gặp triệu chứng ‘rối loạn moodboard' khi phải kết nối hàng hàng chục hình ảnh cùng lúc. Kết quả là sản phẩm không chỉ bị ‘đồng hoá' mà còn không có chỗ cho cái tôi được thể hiện. Về sau, mình cẩn hơn trong việc tìm kiếm moodboard và hạn chế việc phụ thuộc vào nó. mình nhận ra, mình sẽ thoát khỏi khuôn mẫu dễ dàng hơn khi mình hướng vào bên trong bằng thể nghiệm thay vì hướng ra bên ngoài như xem moodboard.

Làm sao sự nhàm chán có thể chạy khỏi mỗi khi làm dự án Lê Quân?

Mình sẽ đi tìm hướng tiếp cận mới mẻ hơn, nhìn vào mặt bằng chung để cảm nhận được.. Và mở góc nhìn để có thể thiết kế mới mẻ, trung lập giữa các bên, cố gắng học hỏi và nhìn nhận tốt hơn. Quan trọng là khám phá bản thân, muốn gì theo đuổi gì như thế nào. Mới cho ra được sản phẩm tốt, phản ánh được điều gì, cởi mở hơn..

Quan điểm “mọi người đang lập trình cho chính cái đẹp” cảm nhận gì về Lê Quân?

Mình nghĩ mọi người sẽ luôn có một niềm tin về cái mình cho là đẹp, qua thời gian, niềm tin càng được củng cố và dần trở thành định kiến. Ngay cả mình cũng rơi vào trường hợp như vậy vì thường xuyên theo dõi các dự án “hoàn hảo” nên tiêu chí của mình lúc đó là thiết kế phải bắt mắt, phải chỉn chu, đúng phối màu… Về sau, mình dần nhận ra mình bị mắc kẹt trong khuôn khổ đó và cố gắng thể nghiệm với mọi chất liệu hay đi khám phá nhiều nơi để tự giải thoát. Mình đã bắt đầu cởi mở hơn và yêu lấy những chất liệu có vẻ ngoài xấu xí (theo cảm quan chung). Đó là hành trình mình tự lập trình lại về cánh nhìn nhận của bản thân với cái đẹp. 

Dự án kỷ niệm gì về bạn?

Chắc là WEEE project, dự án cá nhân thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà mình tự làm từ A đến Z trong hai tuần. Thực ra concept khá đơn giản, nhưng mình tập trung khám phá các kỹ thuật trong Photoshop để tạo ra hiệu ứng thị giác ấn tượng. Đó là lúc mình nhận ra sức mạnh của việc thiết kế lặp lại với cùng một chủ thể. Bằng cách đó, các tác phẩm theo sau sẽ có xu hướng tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều. Đây là niềm tin và là hệ nền tảng kiến thức giúp mình thực hiện đồ án cuối khoá trong hơn 3 tháng. 

Tương lai sẽ có kế hoạch gì để có “những Lê Quân” mới?

Mình cũng chưa chắc chắn nữa, mình không giỏi tính xa lắm nhưng có thể chia sẻ về dự định trong ngắn hạn. Tầm 2-3 năm tới, mình sẽ cố gắng đạt được một vị trí nhất định trong nghề để anh chị trong giới biết đến mình nhiều hơn. Khi đó mình nghĩ những cánh cửa khác sẽ mở ra và mình sẽ ngồi lại suy nghĩ về các cơ hội đó. Ngoài ra mình cũng có những ấp ủ, còn ấp ủ đó là gì thì hy vọng không lâu nữa mọi người sẽ nhận thấy. 


Series "Nhân vật truyền cảm hứng" sẽ là talkshow thu nhỏ dưới hình thức blog, đó là những câu chuyện truyền cảm hứng của các nhà thiết kế đồ họa trẻ. Mục đích muốn tạo một cộng đồng thiết kế, sáng tạo cùng học hỏi lẫn nhau, biết đâu các bạn sẽ được truyền cảm hứng từ những điều đơn giản này!





Thông tin đội ngũ:

Viết bài & Biên tập: Lê Quan Thuận
Hình ảnh được cung cấp bởi nhân vật!
Kiểm duyệt nội dung: Đạt Đỗ
www.datdo.work
Mọi thông tin xin liên hệ:
E    xinchaoblank@gmail.com
P    @blankcreativelab

blank-lab là một chuyên trang chia sẻ về thiết kế đồ họa, là một phòng thể nghiệm sáng tạo mang nét riêng biệt, dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. blank-lab ở đây, đang chờ đợi bạn đến cùng tham gia, cùng khám phá những cảm hứng bên trong những điều bình dị nhất, thường ngày nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code